Mỗi con người hẳn ai cũng đều sợ “chết”. Nếu có người dám khẳng định mình không sợ chết, chắc chắn là nói dối tự huyễn hoặc về cái tôi của bản thân. Con người luôn sợ chết là bởi không biết sau khi chết chúng ta sẽ đi về đâu, thể xác và tâm hồn sẽ như thế nào. Hay đó lại là sự kết thúc cho tất cả. Nhiều ý kiến theo thuyết duy vật cho rằng chết là hết. Nhưng liệu quan niệm này có thực sự chính xác?
Nhiều người tin rằng chết là hết không có kiếp sau
1. Định nghĩa về cái chết trong khoa học và tôn giáo
Trong giới khoa học và tôn giáo, định nghĩa về cái chết vẫn gây ra không ít các cuộc tranh luận.
1.1. Định nghĩa về cái chết trong khoa học
Theo định nghĩa phổ quát nhất, chết là trạng thái mà mọi hoạt động của một sinh vật nào đó đã bị chấm dứt hoàn toàn. Mọi hoạt động của cơ thể của sinh vật không có cơ hội phục hồi sau khi đã chết.
Cái chết trong khoa học sẽ chia làm 2 loại:
- Chết lâm sàng: Là tình trạng máu trong cơ thể không còn lưu thông đồng thời đây cũng là thời điểm hơi thở bắt đầu chấm dứt. Chết lâm sàng xảy ra khi tim ngừng hoạt động dẫn tới những cơ quan trong cơ thể khác cũng ngừng hoạt động theo.
- Chết thật: Mọi hoạt động của cơ thể dưới cấp độ phân tử tế bào ngừng hoạt động và không có hội phục hồi.
1.2. Định nghĩa về cái chết trong tôn giáo
Định nghĩa về cái chết trong khoa học dường như chỉ sự chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động của cơ thể sinh vật. Định nghĩa này chỉ tập trung vào phần cơ thể chứ chưa đề cập đến phần ý thức.
Theo như trong nhiều tôn giáo, chết là khi phần thân xác ngừng hoạt động nhưng phần ý thức vẫn sẽ tồn tại. Có nghĩa chết là lúc mà linh hồn của con người tách rời khỏi thể xác.
2. Chết là hết có đúng không?
Xét về mặt khoa học, có lẽ chết chính là dấu hết. Bởi khi đó cơ thể chúng ta đã dừng hoàn toàn mọi hoạt động, không còn cơ hội để tái sinh. Tuy nhiên sự kết thúc đó chỉ ở mặt thân xác còn ý thức của chúng ta có bị mất đi hay không thì hiện nay khoa học vẫn chưa chứng minh được.
Chết là hết đúng hai sai?
Quan niệm chết là hết chỉ đúng trên một vài phương diện nào đó. Cái chết đánh dấu sự kết thúc của phần thể xác nhưng ý thức thì chưa chắc. Đến nay việc nghiên cứu về ý thức vẫn là một điểm mù của khoa học. Người ta vẫn chưa chứng minh được ý thức có tồn tại hay không. Nhưng người ta cũng chưa thể khẳng định ý thức không tồn tại.
Theo như trong quan niệm của phần lớn những tôn giáo lớn, cái chết không phải là sự kết thúc. Đó chỉ là sự chuyển giao giữa 2 thế giới. Khi đó thân xác có thể tiêu tan nhưng linh hồn hay ý thức vẫn tồn tại. Cái chết còn có thể xem như một khởi mới, một cuộc sống mới ở một chiều không gian khác, một thế giới khác.
Trong quan niệm của nhà Phật, sự sống và cái chết là 2 trạng thái chuyển hồi liên tiếp. Con người ta sinh ra, lớn lên, già đi và chết đi. Sau đó lại tiếp tục quá trình hồi sinh, tái sinh ở một cuộc đời mới. Cái chết của con người hay những sinh vật khác đều nằm trong quy luật chung cư của vũ trụ.
Bác sĩ Karen Wyatt tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về cái chết đã nhận định rằng, linh hồn mới là thứ tồn tại vĩnh viễn. Nó cao trọng hơn thể xác rất nhiều. Thể xác của mỗi con người chỉ là thứ tồn tại có thời hạn ở thế gian này. Vùng đất bên kia cửa tử mới là thế giới đáng để chúng ta khám phá.
Như vậy cái chết cũng chỉ giống như một bước giải thoát để chúng ta bước và một thế giới khác, một chiều không gian. Vậy nên nếu còn được sống trên thế gian này thì hãy sống sao cho thật xứng đáng, đừng chà đạp lên tất cả mà hãy biết sống cho cả người khác nữa. Đó cũng được xem như một hành trang để mỗi người bước vào một thế giới mới, một kiếp người khác sau cái chết.
3. Chết là hết quan niệm dẫn đến những hệ lụy
Chính bởi quan niệm “chết là hết” khiến cho con người ngày càng tự phụ, ngông cuồng coi mình là tất cả. Vì chết là hết nên người ta chỉ biết sống cho mình, không cần quan tâm đến người khác, tự do tàn phá môi trường. Những người cho rằng cái chết là sự kết thúc không tin có tồn tại của đời sau, người ta không còn sợ gì và dám làm tất cả để đạt được mục đích.
Trong Phật giáo người ta vào kiếp sau. Có nghĩa kiếp này chúng ta có sống tốt thì kiếp sau mới tiếp tục có cơ hội đầu thai làm người. Còn theo như trong Thiên Chúa Giáo, khi còn sống phải biết yêu thương mọi người, không làm điều gì xấu xa thì mới về được nước Trời – nơi tồn tại sự sống vĩnh cửu. Nếu bạn tin vào thuyết duy vật hay khoa học biện chứng, những quan niệm trên có vẻ hơi lạc hậu, mù quáng.
Thế nhưng hàng ngàn năm, con người vẫn sống và làm theo những quan niệm đó. Cái đó người ta gọi là niềm niềm tin. Chính nhờ niềm tin vào một thế giới đời sau mà con người ta mới biết hoàn thiện bản thân, biết sống theo những chuẩn mực của xã hội.
Đừng cho rằng chết là hết mà bạn có ngang nhiên phá bỏ mọi quy tắc trong xã hội, làm tất cả để đạt được mục đích. Sự tự phụ này thực sự rất nguy hiểm, nó kéo theo những suy đồi về đạo đức không thể cứu vãn.
Chết là hết đúng hay sai còn tùy vào quan điểm của mỗi người. Nhưng nếu bạn tin rằng cái chết sự là sự khởi đầu cho một giai đoạn sống mới thì hãy chuẩn bị một kế hoạch dài hạn hơn cho tương lai. Đó là hãy biết trân quý bản thân, yêu thương mọi người và học cách cho đi nhiều hơn.
Discussion about this post