Làm từ thiện như thế nào cho đúng để vừa có thể giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn nhưng vừa không bị mang tiếng là phô trương thực sự không phải dễ. Từ thiện là hoạt động bác ái mang lại niềm vui, niềm phấn khởi và vơi đi bớt khó khăn cho những người không gặp may mắn trong cuộc sống. Đồng thời đây cũng là việc làm thiết thực để mỗi người chúng ta tích thêm nhiều công đức. Thế nhưng để hoạt động từ thiện thêm ý nghĩa đòi hỏi con người ta cần có tâm và sự tinh tế nhất định.
1. Từ thiện theo cái nhìn của Phật Giáo
Lâu nay nhiều người vẫn cho rằng từ thiện đơn giản là việc giúp đỡ ai đó về mặt vật chất trong lúc họ đang gặp khó khăn. Tuy nhiên theo cái nhìn của Phật giáo hoạt động từ thiện không chỉ đơn giản như vậy. Theo đó không nhất thiết bạn phải có điều kiện mới có thể làm từ thiện mà sự giúp đỡ của bạn dành cho ai đó có thể được thực hiện theo nhiều cách.
1.1. Tài thí
Tài thí là kiểu làm từ thiện bằng cách giúp đỡ ai đó về mặt vật chất. Ở đây vật chất sẽ bao gồm nội tài và ngoại tài. Trong đó ngoại tài dùng để chỉ những tài sản bên ngoài như tiền bạc, lương thực, những phương tiện phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày,..
Còn nội tài là dùng để chỉ những tài sản tự nhiên, bên trong cơ thể mà chúng ta có thể hiến tặng cho ai đó. Chẳng như tim, gan, thận, phổi, máu,… Thậm chí hy sinh mạng sống để cứu người cũng được xem như bạn đang làm từ thiện theo một cách thiêng liêng nhất.
1.2. Pháp thí
Từ thiện không chỉ làm ở việc giúp đỡ ai đó về mặt vật chất mà còn nằm ở những lời khuyên, lời răn dạy, lời dạy của Đức Phật dành cho chúng sanh,.. Kiểu làm từ thiện này được gọi là pháp thí. Ngoài việc khuyên bảo, dạy dỗ thì khi bạn tu tập, thực hành lối sống theo lời Phật dạy để làm gương cho người khác cũng là cách bạn đang tạo pháp thí.
Xét trên một khía cạnh nào đó, pháp thí nhiều khi còn cao trọng hơn cả tài thí. Bởi tiền tài, vật chất chỉ có thể vơi bớt sự khó khăn của ai đó trong hữu hạn. Nhưng với pháp thí, con người ta lại tìm ra lẽ sống và hướng đi đúng đắn, cứu vớt cả một kiếp người.
1.3. Vô úy thí
Vô úy thí dùng để chỉ những việc làm khiến cho người khác không còn bị nỗi sợ chi phối. Ở đời ai cũng tồn tại nhiều nỗi sợ như sợ chết, sợ ma quỷ, sợ không thành công bằng người khác, sợ bị người khác rời bỏ,.. Khi bạn khích lệ cho người khác dám đối mặt và vượt qua nỗi sợ có nghĩa bạn đang thực hành vô úy thí.
2. Ý nghĩa của việc làm từ thiện
Hoạt động từ thiện thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái giữa con người với con người. Khi làm từ thiện chúng ta cho đi nhưng đồng thời chúng ta cũng nhận lại nhiều không kém. Đó là hành trang của mỗi con người trên hành trình tu tập hướng đến chân – thiện – mỹ.
Như lời Đức Phật từng để lại cho chúng sanh “trong trái tim của mỗi con người luôn tồn tại dòng máu đỏ”. Vậy nên ai cũng đều có quyền bình đẳng đòi hỏi hạnh phúc. Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng cân bằng như vậy. Vì vậy mà có người giàu ắt sẽ có người nghèo, có người hạnh phúc ắt có người bất hạnh. Những bằng hành động tuy nhỏ bé nhưng cũng đã có thể làm cho thế gian bớt đi sự chênh lệch giàu nghèo, khổ đau.
Làm việc thiện là cách để chúng ta tích thêm nhiều công đức cho bạn thân. Người theo Phật Giáo vốn tin vào sự tồn tại của kiếp sau. Hành thiện tích đức ở kiếp này nhất định sẽ được trả ơn xứng đáng ở kiếp sau. Nhiều người tin rằng những người giàu có ở kiếp này nhất định ở kiếp trước họ đã cho đi rất nhiều. Như vậy, giá trị nhận lại khi làm từ không chỉ ở đời sống kiếp này mà còn ở đời sống kiếp sau.
3. Làm từ thiện thế nào cho đúng?
Làm từ thiện vốn là việc làm tốt đẹp nhưng nhiều khi sự thiếu tinh tế của người làm từ thiện lại khiến người nhận cảm thấy tủi thân. Đôi khi sự phô trương còn khiến hoạt động từ thiện trở nên biến tướng.
3.1. Làm từ thiện nên xuất phát từ cái tâm
Bất cứ việc gì khi xuất phát từ cái tâm cũng khiến người khác cảm nhận được sự ấm áp. Nếu bạn làm từ thiện chỉ vì mục đích khoa trương, quảng bá cho bạn thân thì cũng không có gì là sai trái. Nếu nếu việc làm không đến từ tâm thường sẽ qua loa, hời hợt. Nhiều khi còn khiến người nhận thấy tụi hổ về thân phận nghèo khó.
3.2. Làm từ thiện nhưng hãy đi đôi với sự tinh tế
Khi bạn trao tặng ai đó một món quà, bạn nên gửi kèm một lời động viên chân thành chứ đừng chỉ ghi mỗi giá trị vật chất của món quà đó. Sự tinh tế này khiến người nhận cảm thấy mình được trân trọng, không cảm thấy bị tủi thân.
Trong lúc trao quà từ thiện, bạn cũng đừng nên phô trương cho bàn dân thiên hạ biết nếu người nhận không muốn như vậy. Từ thiện trong âm thầm đôi khi còn quý báu gấp ngàn vạn lần phô trương.
3.3. Cần tôn trọng người được giúp đỡ
Chúng ta cho đi không có nghĩa chúng ta được coi thường và đòi hỏi lòng biết ơn từ người nhận. Hãy học cách tôn trọng người nhận vì họ cũng là con người nhưng chỉ kém may mắn hơn một số người khác. Khi ban phát, bố thí chúng ta cần thể hiện sự vui vẻ, niềm nở với người được nhận.
3.4. Trao tặng những món quà đúng với nhu cầu của người được nhân
Bạn không nên trao cho người dân đang trong vùng lũ trẻ một chiếc TV hay tủ lạnh được. Bởi những món quà này không có tính thiết thực với người họ. Trước khi lựa chọn bất kỳ hiện vật, chúng ta cần suy xét đến nhu cầu thực tế của người sẽ được nhận. Như vậy hoạt động từ thiện mới trở nên thiết thực.
3.5. Đừng đợi đến lúc giàu có mới làm từ thiện
Làm từ thiện không nhất thiết phải cần đầy đủ vật chất. Ngay cả khi chưa thực sự giàu có, bạn cũng vẫn có thể làm từ thiện bằng những hành động hay hiện vật nhỏ bé. Bạn hãy quan sát quanh mình xem có ai cần giúp gì không. Sau đó tùy vào khả năng hiện tại của bạn rồi đưa ra sự giúp đỡ phù hợp.
Làm từ thiện thế nào cho đúng không phải chuyện gì đó quá khó khăn. Chỉ cần mỗi chúng ta còn cái tâm chân thành, một chút tinh tế là đã đủ. Hành thiện, tích cực giống như hành trang để mỗi chúng ta có cơ hội nhận lại nhiều hơn. Vậy nên, nếu có thể mỗi người hãy dang cánh tay của mình ra để giúp đỡ những số phận bất hạnh hơn.
Discussion about this post