Ngày nay, chúng ta rất dễ bắt gặp một người nào đó chê bai người khác kiểu như “đúng là cái đồ sân si”. Vậy sân si là gì? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa. Để hiểu hơn ý nghĩa của cụm từ quen thuộc này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.
Phật dạy từ bỏ Tham – Sân – Si
1. Sân si là gì?
Muốn hiểu rõ sân si là gì, chúng ta cần phân tích ý nghĩa của từng từ cấu thành cụm từ này.
Sân: Có thể hiểu là chỉ sự nóng giận, không vừa lòng với ai đó hoặc điều gì đó. Sự tức giận này khiến người ta dễ nổi cáu với người khác. Thậm chí khi bị tính “sân” chi phối, con người ta còn có thể bị rơi vào mù quáng, bất chấp đạo lý làm ra nhiều điều tà ác.
Si: Có thể hiểu là sự ngu dốt, mê muội. Người bị tính “si” chi phối không còn khả năng đánh giá đúng sai của vấn đề mà chỉ biết nhìn sự việc theo cảm tính. Người không biết nhận thức đâu là đúng đâu là sai sẽ làm ra chuyện hại người và hại cả bản thân. Nói chung, từ “si” hiểu theo nghĩa “ngu si” cũng không có gì là sai. Bởi khi ngu si thì con người ta không biết nhân thức, chỉ chăm bảo vệ quan điểm bảo thủ cá nhân của mình.
Hiểu đơn giản, sân si là cụm từ dùng để chỉ những người nóng tính, bốc đồng lúc nào cũng chỉ biết ghen ghét, đố kỵ với thành công của người xung quanh. Thật đáng tiếc là trong xã hội ngày nay, con người có tính sân si lại rất nhiều. Mà đây lại chính là nguồn cơn dẫn mọi sự đau khổ của chúng ta.
2. Ý nghĩa của Tham – Sân – Si
Tham – Sân – Si là bộ ba tam độc theo quan niệm của Phật Giáo. Trong đó “tham” chỉ sự tham lam của con người, “sân” chỉ sự sân hận hay ghen ghét, còn “si” là chỉ sự thiếu hiểu biết. Trong mỗi con người lòng tham luôn đi cùng với tính thù ghét và ngu muội. Tham lam về tiền tài, vật chất, dục vọng, quyền lực khiến con người ta không còn biết nghĩ đến cảm nhận của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân.
Ngược lại khi con người ta có tính “si” ắt nảy sinh lòng tham, sự thù ghét. Hậu quả làm mất tự chủ, làm ra việc hại người và hại ngay cả chính mình. Cái giá phải trả chính là thân tâm khổ đau cả một đời. Muốn có hạnh phúc, thanh thản con người cần phải biết thoát ra khỏi tam độc tham – sân – si. Đây là lời khuyên mà tất cả các chư Phật dành cho Phật tử ngàn đời xưa đến nay.
3. Làm thế nào để từ bỏ sân si?
Sân si là cội nguồn của mọi đau khổ. Vậy nên nếu muốn có được hạnh phúc đích thực, mỗi chúng ta cần phải học cách từ bỏ tam độc này.
3.1. Hiểu rõ bản chất của sân si
Bản chất của sân si là sự thiếu hiểu biết, ganh tị. Đây là những cảm xúc tiêu cực mà con người cần tránh. Thứ cảm xúc này không chỉ khiến bản thân rơi vào khổ đau mà còn gây đau khổ cho cả người khác.
3.2. Học cách chấp nhận và hoàn thiện bản thân
Con người không ai là hoàn hảo cả. Thế nhưng đôi khi chúng ta cần biết chấp những khiếm khuyết của bản thân và dần hoàn thiện theo cách tốt nhất với chính bản thân mình. Chúng ta học cách hoàn thiện chứ không vùi dập hay so sánh mình với người khác.
Hãy luôn tự hào về bản thân và trở thành phiên bản hoàn hảo của chính. Tự hào và biết tự hài lòng về mình, bạn sẽ không cần thiết phải so sánh, ghen tỵ với người khác nữa.
3.3. Học cách tôn trọng sự khác biệt mỗi người
Mỗi người trong chúng ta là một thực thể khác biệt. Vậy nên hãy biết tôn trọng sự khác biệt của nhau. Ưu điểm của người này đôi khi lại là khuyết điểm của nhau. Thay vì chỉ biết chăm chăm nhìn vào mặt xấu của người khác, tại sao bạn không khám phá những mặt tốt của họ.
3.4. Hãy làm tốt nhất công việc của mình
Khi làm bất cứ điều gì đó, mọi người thường có thói quen so sánh bản với người khác. Sự so sánh giúp chúng ta biết cố gắng hơn nhưng đôi khi việc này lại nảy sinh ra sự đố kỵ, ghen ghét. Khi đó con người ta dễ mắc vào tham, sân, si. Những đức tính xấu cũng từ đó mà nảy sinh trong mỗi chúng ta.
Vậy nên, mỗi chúng ta cần làm tốt nhất của việc của mình. Hãy cố gắng hết sức, làm mọi việc bằng cả trái tim, đừng tìm cách so sánh mình với người khác.
Hiểu rõ bản chất thật sự của sân si là gì không khó nhưng khắc chế được chúng mới là khó. Muốn vậy mỗi người cần không ngừng học hỏi, trau dồi sự hiểu biết. Đồng thời biết sống một cách an nhiên, bình thản, đừng so sánh mình với bất kỳ ai khác.
Discussion about this post